Việt Nam hiện có hơn 5.000 làng nghề đang thu hút hơn 10 triệu lao động. Các cơ sở sản xuất trong các làng nghề chủ yếu tập trung trong các ngành thâm dụng lao động sản xuất các sản phẩm như dệt, may, gốm sứ, đồ gỗ, thêu, mây tre đan, sắt thép đơn giản, sơn mài… Phần lớn các cơ sở sản xuất trong làng nghề có quy mô nhỏ và rất nhỏ trong đó nhiều cơ sở có quy mô hộ gia đình. Một số cơ sở đã phát triển thành các doanh nghiệp có quy mô vừa và một số rất ít đã trở thành những doanh nghiệp lớn.

Việc quản lý các cơ sở sản xuất trong các làng nghề bao gồm ở cả những doanh nghiệp tương đối lớn hầu hết vẫn được thực hiện dựa trên kinh nghiệm quản lý của một hoặc một vài cá nhân sở hữu cơ sở, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.. Khi quy mô sản xuất còn nhỏ, những kinh nghiệm quản lý rời rạc có thể còn tác dụng. Tuy nhiên, khi quy mô sản xuất tăng lên, số lượng lao động nhiều hơn, các cơ sở chuyển sang sản xuất những sản phẩm phức tạp hơn, có chất lượng cao hơn và phải tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới , thậm chí là chuyển từ thị trường nội địa sang xuất khẩu thì những kinh nghiệm quản lý trước đây không còn đủ cho các cơ sở.

lang-nghe-va-cau-chuyen-ap-dung-kaizen
Làng nghề chăn ga gối đệm Trát Cầu

Và từ đó xuất hiện nhu cầu về phương thức, công cụ quản lý mới, hiện đại, có hệ thống từ các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo dựng thương hiệu uy tín. Sự khốc liệt của cạnh tranh trên các thị trường mới, thị trường nước ngoài buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả của quá trình sản xuất để có thể tồn tại và phát triển.

Áp dụng các công cụ cải tiến Kaizen trong quản lý sản xuất là một giải pháp tốt để phát triển bền vững các làng nghề vì nhiều lý do:

Thứ nhất, công cụ cải tiến Kaizen là công cụ giúp doanh nghiệp quản trị tinh gọn nhằm nâng cao năng suất – chất lượng, đáp ứng được các đòi hỏi của các doanh nghiệp trong các làng nghề.

Thứ hai, việc áp dụng Kaizen ví dụ như nguyên tắc 5S có tính khả thi cao đối với các làng nghề vì không đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Các công cụ cải tiến Kaizen có nhiều mức độ phức tạp khác nhau nhưng mục tiêu chính vẫn là tạo dựng một quy trình cải tiến liên tục thích ứng với nhiều quy mô, nhiều hoàn cảnh sản xuất.

Thứ ba, áp dụng Kaizen trong bối cảnh nhiều hô kinh doanh làng nghề muốn vươn lên trở thành doanh nghiệp sẽ giúp giảm sự khó khăn, chệch hướng bước đầu.

Thứ tư, do đặc tính liên kết, chia sẻ, tính cộng đồng cao và do sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp trong làng nghề nên việc áp dụng các công cụ cải tiến Kaizen sẽ nhân rộng nhanh hơn so với việc đào tạo từng doanh nghiệp đơn lẻ không nằm trong làng nghề.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here